Khác Đọc

Tiến hóa của tiểu thuyết trong thế kỷ 19

[Maupassant không chỉ viết truyện ngắn và tiểu thuyết, mà còn là tác giả của rất nhiều bài báo; các bài báo có vai trò lớn trong văn chương Maupassant nói chung, là nơi để Maupassant bình luận một số nhà văn khác, những người mà Maupassant ngưỡng mộ hoặc không hẳn là ngưỡng mộ, hoặc nhằm chuẩn bị cho một dự định viết văn nào đó, tìm một hướng đi, các chi tiết, etc.; cũng nhiều khi, các bài báo của Maupassant được dùng để đơn thuần ghi chép lại cuộc sống xung quanh, với một cái nhìn lúc nào cũng đi tìm những điều đặc biệt

“Tiến hóa của tiểu thuyết trong thế kỷ 19” đăng trên Revue de l’Exposition universelle de 1889, vào tháng Mười năm 1889; đây là một bài cho thấy không ít điều về quan điểm văn chương của Maupassant]

Cái mà ngày nay người ta gọi là tiểu thuyết phong tục là một sáng chế khá hiện đại. Tôi sẽ không bắt nó đi ngược về tận tới Daphnis et Chloé [Longus] bài thơ điền viên ấy, về nó rất trở nên phấn hứng các tinh thần mô phạm và êm dịu mà Cổ đại hay gây phấn hứng, cũng như về Con lừa, câu chuyện bông phèng, mà Apulée, nhân vật suy đồi cổ điển, viết lại và phát triển thêm [Apulée/Apulius, có thể coi là nhân vật văn chương La Mã đúng nghĩa cuối cùng, viết câu chuyện về con lừa vàng, đúng ra thì tên của nó là Biến hóa, nhưng hay được gọi theo nhân vật con lừa hơn].

Tôi cũng sẽ không bận tâm, trong nghiên cứu rất ngắn này về tiến hóa của tiểu thuyết hiện đại kể từ đầu thế kỷ của chúng ta, đến cái mà người ta gọi là tiểu thuyết phiêu lưu, nó tới với chúng ta từ Trung cổ và, vốn dĩ sinh ra từ những câu chuyện hiệp sĩ, được tiếp tục bởi Mlle de Scudéry, và về sau được biến đổi bởi tay Frédéric Soulié và Eugène Sue, dường đã đạt đến cực điểm của nó nơi nhà kể chuyện thiên tài Alexandre Dumas père.

Ngày nay một số người hẵng còn say sưa với việc tẽ tuốt các câu chuyện cũng khó tin ngang với bất tận, trong vòng năm sáu trăm trang, nhưng họ không được đọc bởi bất kỳ ai trong số những người mà nghệ thuật văn chương gây say mê hay thậm chí chỉ khiến quan tâm.

Bên cạnh trường của những người chuyên mua vui đó, vốn dĩ chỉ hiếm khi mới bắt được các văn nhân coi trọng và từng có được thắng lợi là nhờ ở những năng lực ngoại lệ, nhờ trí tưởng tượng không thể bị vét cạn và sự hừng hực không chịu ngưng của núi lửa phun trào ra những cuốn sách, ngọn núi tên là Dumas ấy, tại nước ta đã có cả một chuỗi tiểu thuyết gia đồng thời là triết gia, mà ba ông tổ chính, hết sức khác nhau về bản tính, là: Lesage, J.-J. Rousseau và abbé Prévost.

Từ Lesage [hai bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh: Gil-Blas và Tục-ca-lệ] mà nảy sinh dòng hậu duệ những người thích huyễn hoặc rất trí tuệ, những người, nhìn thế giới từ cửa sổ của họ, mắt dán vào một cái kính soi, một tờ giấy để trước mặt, các nhà tâm lý học hay cười mủm mỉn, mỉa mai thì nhiều hơn là xúc động, đã diễn cho chúng ta xem, với các vẻ bề ngoài xinh tươi của quan sát cùng những thanh lịch của các phong cách, các con rối hoạt bát.

Những người thuộc vào trường này, các nghệ sĩ quý tộc, nhất là có mối bận tâm đặt vào việc bày ra hiển hiện trước chúng ta nghệ thuật và tài năng của họ, sự mỉa mai của họ, sự tế nhị của họ, sự nhạy cảm của họ. Họ tiêu những thứ ấy đi rất rộng tay, xung quanh các nhân vật hư cấu, rõ ràng là được tưởng tượng ra, các automate mà họ làm cho sống động.

Từ J.-J. Rousseau có gia đình lớn những nhà văn tiểu thuyết gia-triết gia, những người đã đặt nghệ thuật viết, đúng như trước kia người ta hiểu nó, vào để phục vụ cho những ý chung. Họ lấy một luận đề và đưa nó vào hành động. Tấn kịch của họ không được rút từ cuộc sống, mà được hình dung, được phối hợp và phát triển nhằm tới chỗ chứng minh cái đúng hoặc cái sai của một hệ thống.

Chateaubriand, virtuose vô song, người ca ngợi các nhịp của viết, đối với ông câu diễn đạt suy nghĩ bằng âm vang cũng ở mức ngang với bằng giá trị của các từ, là người tiếp nối vĩ đại của triết gia Genève [tức là Rousseau]; và Mme Sand có toàn bộ dáng vẻ của đứa con thiên tài cuối cùng của loạt hậu duệ đó. Cũng như ở Jean-Jacques, người ta tìm lại được ở bà mối lo âu duy nhất nhằm người hóa các luận đề nơi những cá nhân vốn dĩ là, suốt dọc hành động, những trạng sư chuyên cãi cho các học thuyết của nhà văn. Nhiều mơ mộng, lắm phi lai, là nhà thơ, ít chính xác và không mấy là những người giỏi quan sát, nhưng là các nhân vật thạo rao giảng nhiều hùng biện, nghệ sĩ và kẻ quyến rũ, những tiểu thuyết gia ấy ngày nay chẳng còn mấy đại diện giữa chúng ta nữa.

Nhưng từ trưởng tu Prévost đến với chúng ta dòng giống hùng mạnh của những người quan sát, các nhà tâm lý học, những người trọng sự thật. Chính với Manon Lescaut [bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh: Mai-nương Lệ-cốt] đã sinh ra hình thức đáng ngưỡng mộ của tiểu thuyết hiện đại.

Ở cuốn sách đó, lần đầu tiên, nhà văn, thôi không còn chỉ là nghệ sĩ, một người thiện xảo điều khiển các nhân vật, đã đột nhiên, mà không hề có những lý thuyết từ trước, trở thành, nhờ chính lực và bản tính riêng thiên tài của mình, một kẻ khơi gợi các con người, thành thực, đáng ngưỡng mộ. Lần đầu tiên chúng ta nhận được ấn tượng sâu sắc, tạo nhiều xúc động, không thể cưỡng lại từ những người giống chúng ta, đầy dục vọng và rung động sự thật, họ sống cuộc đời mình, cuộc đời của chúng ta, yêu và đau khổ giống chúng ta giữa các trang của một cuốn sách.

Manon Lescaut, kiệt tác không thể bắt chước ấy, sự phân tích kỳ vĩ một trái tim phụ nữ ấy, có lẽ là phân tích tinh xảo nhất, chính xác nhất, xuyên thấu nhất, hoàn toàn nhất, hé lộ nhiều nhất, mở cho chúng ta thấy trần trụi đến thế, đúng đến thế, được gợi ra lối thiết thân đến thế, cái tâm hồn nhẹ kia, hay yêu, hay thay đổi, giả dối và trung thành của cuộc ti dan, tới nỗi cùng lúc nó cho chúng ta biết về tất tật những tâm hồn phụ nữ khác, bởi tất tật đều có chút giống nhau, dẫu gần hay xa.

Dưới Cách mạng và dưới Đế chế, văn chương dường đã chết. Nó chỉ có thể sống vào các thời kỳ yên tĩnh, vốn dĩ là những thời kỳ của suy nghĩ. Trong các thời kỳ của bạo lực và sự tàn bạo, của chính trị, của chiến tranh và của loạn đả, nghệ thuật biến mất, tan loãng hoàn toàn, bởi lực tàn bạo và trí năng không thể thống trị cùng một lúc.

Sự hồi sinh đã thật chói ngời. Một lũ lượt các nhà thơ xuất hiện, tên là A. de Lamartine, A. de Vigny, A. de Musset, Baudelaire, Victor Hugo và hai tiểu thuyết gia hiện ra, nhờ họ mà được đánh dấu tiến hóa thực từ phiêu lưu tưởng tượng sang phiêu lưu được quan sát, hay nói đúng hơn, sang phiêu lưu được kể, như thể nó thuộc về sống.

Người thứ nhất, lớn lên trong các rung chuyển của Anh hùng ca đế chế, tên là Stendhal, và người thứ hai, người khổng lồ của văn chương hiện đại, cũng đồ sộ như Rabelais, người cha của văn chương Pháp ấy, là Honoré de Balzac.

Stendhal sẽ chủ yếu giữ một giá trị của người tiền triệu: ấy là nhân vật nguyên thủy của hội họa phong tục. Tinh thần có sức xuyên thấu mạnh đó, được phú một sự sáng suốt cùng một sự cụ thể đáng ngưỡng mộ, một cảm giác về sống tinh tế và rộng, đã làm chảy trong những cuốn sách của ông một luồng sóng các ý nghĩ mới, nhưng ông đã chẳng biết gì nghệ thuật, cái bí ẩn phân biệt lối tuyệt đối nhà tư tưởng với nhà văn ấy, thứ mang tới cho các tác phẩm một quyền năng gần như siêu nhiên, thứ đặt vào chúng sự duyên dáng không thể diễn tả của những tỉ lệ tuyệt đối cùng một làn hơi thần thánh vốn dĩ là tâm hồn của những từ được tập hợp lại bởi một người sản sinh các câu, ông đã ít biết đến quyền năng tối cao của phong cách, thứ vốn dĩ là hình thức không thể tách rời khỏi ý, và lẫn lộn sự khoa trương với ngôn ngữ nghệ sĩ, tới nỗi ông chỉ, mặc cho thiên tài của mình, là một tiểu thuyết gia hạng hai.

Bản thân Balzac vĩ đại cũng chỉ trở thành một nhà văn vào những giờ khắc nơi dường ông viết với một cơn thịnh nộ của con ngựa lên cơn cuồng. Những lúc như vậy ông tìm được, mà chẳng hề tìm, như gần như luôn luôn ông làm nhưng chỉ vô ích, và đầy nặng nề, sự mềm dẻo kia, sự chuẩn xác kia, chúng làm tăng gấp cả trăm lần niềm vui của đọc.

Nhưng trước Balzac người ta chẳng mấy cả gan phê phán. Một tín đồ có thể cả gan trách cứ vị thần của mình tất tật các thiếu hoàn hảo của vũ trụ không? Balzac có năng lượng sinh sôi dữ dội, ngập tràn, vô độ, gây sửng sốt của một vị thần, nhưng với những vội vã, những bạo lực, những thiếu thận trọng, những hình dung không đầy đủ, những thiếu tỉ lệ của một nhà sáng tạo không có thời gian dừng lại để tìm sự hoàn hảo.

Về ông người ta không thể nói ấy là một người quan sát, cũng như không phải ông gợi một cách chính xác được cảnh tượng của sống, như làm được, sau ông, một số tiểu thuyết gia, nhưng ông được phú cho một trực giác thật thiên tài và ông tạo ra cả một loài người thật giống, đến độ tất cả mọi người đều tin vào đó và nó trở nên đúng. Hư cấu đáng ngưỡng mộ của ông biến đổi thế giới, xâm chiếm xã hội, tự áp đặt và chuyển từ mơ sang thực tại. Thế là, các nhân vật của Balzac, vốn dĩ không tồn tại trước ông, như thể bước ra từ những cuốn sách của ông để bước vào cuộc sống, vì ông đã mang tới ảo tưởng hoàn toàn về những con người, về các dục vọng và những sự kiện.

Tuy nhiên, ông đã hoàn toàn không pháp chế hóa cách thức sáng tạo của mình như ngày nay người ta quen làm. Ông chỉ đơn thuần sản xuất với một sự dồi dào đáng kinh ngạc và một sự đa dạng bất tận.

Đằng sau ông, một trường sớm được thành lập, nó, lấy lý do Balzac viết dở, tự cho phép mình hoàn toàn không còn viết gì nữa, và dựng lên thành quy tắc sự sao chép chính xác cuộc sống. M. Champfleury là một trong những thủ lĩnh đáng kể hơn cả của các nhà thực tại luận đó, mà một trong những người giỏi nhất, Duranty, đã để lại một cuốn tiểu thuyết rất đáng chú ý: Bất hạnh của Henriette Gérard [Le Malheur d’Henriette Gérard].

Cho đến lúc đó, tất tật các nhà văn từng có mối lo âu là mang tới trong những cuốn sách của mình cảm tri về sự thật dường đã chẳng mấy bận tâm đến cái mà người ta từng hay gọi là nghệ thuật viết. Hẳn có thể nói, đối với họ, phong cách là một dạng quy ước trong sự thực thi, không thể tách rời với quy ước trong sự hình dung, và ngôn ngữ bị hành hạ và nghệ sĩ mang đến một vẻ vay mượn, một vẻ phi thực cho các nhân vật tiểu thuyết mà họ muốn tạo ra hoàn toàn tương tự với những nhân vật ngoài phố.

Chính khi ấy một thanh niên, được phú cho một khí chất trữ tình, nuôi dưỡng bởi các nhà cổ điển, say cuồng nghệ thuật văn chương, phong cách và nhịp của các câu tới nỗi chẳng còn tình yêu nào khác trong tim nữa, và cũng được vũ trang một cái nhìn đáng ngưỡng mộ của nhà quan sát, cái nhìn ấy thấy cùng lúc các tổng thể và những chi tiết, các hình thức cùng những màu, và biết đoán các ý định bí mật trong lúc vẫn đánh giá được giá trị tạo hình của những cử động và sự vị, mang đến trong lịch sử văn chương Pháp một cuốn sách có độ chính xác không thương xót và một sự thực thi hoàn hảo, Madame Bovary.

Chính nhờ Gustave Flaubert mà người ta có được sự cặp thành đôi của phong cách và quan sát hiện đại.

Nhưng cuộc truy đuổi sự thật, hay nói đúng hơn, sự giống thật, dần dà đưa đến cuộc tìm kiếm đầy say mê cái mà ngày nay người ta gọi là tài liệu con người.

Các tổ tiên của những nhà thực tại luận hiện nay từng cố công tạo ra bằng cách bắt chước cuộc sống; những người con thì đang cố công tái tạo dựng chính cuộc sống, với các chứng cứ chân thực mà họ nhặt nhạnh từ mọi phía. Và họ nhặt chúng với một sự nhẫn nại không thể tin nổi. Họ đi khắp nơi, rình, mò, lưng đeo cái giỏ, giống những người nhặt rác. Từ đó mà có kết quả là những cuốn tiểu thuyết của họ thường là các mosaïque của các sự vị xảy đến tại các chốn khác nhau, mà nguồn gốc, có bản tính đa dạng, cướp đi khỏi quyển sách nơi chúng được hội họp lại tính cách giống thật và đồng chất mà lẽ ra các tác giả phải theo đuổi trước hết.

Những người cá nhân nhất trong số các tiểu thuyết gia hiện nay, những người từng mang tới cho cuộc săn và sự sử dụng tài liệu cái nghệ thuật tinh tế hơn cả và hùng mạnh hơn cả chắc chắn là anh em Goncourt. Ngoài ra, được phú cho những bản tính căng thẳng, nhiều rung động, giàu xuyên thấu lối ngoạn mục, họ đã chỉ ra được, như một nhà bác học khám phá một màu mới, một sắc thái của sống gần như còn chưa được thấy trước họ. Ảnh hưởng của họ lên thế hệ hiện tại rất đáng kể và có thể gây lo lắng, bởi, mọi môn đệ nào làm quá những thủ pháp của ông thầy đều rơi vào các khiếm khuyết mà những phẩm chất lớn lao của ông ta từng cứu ông ta thoát khỏi.

Tiến hành gần như theo cùng cách, M. Zola, với một bản tính mạnh hơn, rộng hơn, nhiều say mê hơn và kém tinh xảo hơn, M. Daudet với một cách thức khéo léo hơn, thiện xảo hơn, tinh tế một cách tuyệt diệu và có lẽ kém thành thực hơn, và vài người trẻ hơn như MM. Bourget, de Bonnières, v.v… và v.v…, hoàn chỉnh và dường kết thúc chuyển động lớn của tiểu thuyết hiện đại về phía sự thật. Tôi chủ ý hoàn toàn không nhắc đến M. Pierre Loti, người vẫn là ông hoàng của các nhà thơ ưa huyền hoặc trong văn xuôi. Đối với những người mới vào nghề xuất hiện ngày hôm nay, thay vì ngoảnh mặt về phía cuộc sống với một nỗi hiếu kỳ ngốn ngấu, nhìn nó ở khắp nơi quanh họ thật hau háu, tận hưởng nó hoặc chịu đau đớn vì nó một cách mạnh mẽ tùy theo khí chất của mình, họ lại chỉ còn nhìn vào bên trong họ nữa mà thôi, chỉ duy nhất quan sát tâm hồn họ, trái tim họ, những bản năng của họ, các phẩm chất hoặc khiếm khuyết của họ, và tuyên bố rằng tiểu thuyết chung quyết chỉ có thể là tự truyện.

Nhưng vì cùng trái tim, ngay cả nếu được nhìn dưới tất tật các mặt của nó, chẳng hề mang lại những chủ đề vô tận, vì cảnh tượng cùng một tâm hồn lặp đi lặp lại trong mười tập sách kiểu gì cũng trở nên đơn điệu, họ tìm, bằng các kích thích vờ, lối để tạo ra nơi họ các tâm hồn kỳ quặc lối ngoại lệ mà họ cũng cố công diễn đạt bằng những từ có tính cách miêu tả, hình ảnh và tinh tế lối ngoại lệ.

Vậy là chúng ta đến với thứ hội họa của cái tôi, của cái tôi phình đại bởi quan sát cường độ lớn, cái tôi nơi người ta tiêm vào những con virus bí hiểm của tất tật các bệnh tinh thần.

Những cuốn sách được báo trước ấy, nếu chúng tới đúng như người ta thông báo chúng, sẽ chẳng phải là những đứa cháu ngoài giá thú và đã suy nhược của Adolphe của Benjamin Constant hay sao?

Khuynh hướng về phía nhân cách trưng bày ấy - bởi chính nhân cách đeo mạng che là thứ làm ra giá trị cho mọi tác phẩm, mà người ta gọi là thiên tài hay tài năng - khuynh hướng đó chẳng phải là một chứng cứ cho sự bất lực trong quan sát, quan sát cuộc sống tản mát ở xung quanh ta, như một con bạch tuộc với vô số cánh tay hẳn sẽ làm, hay sao?

Và định nghĩa này, đằng sau đó Zola từng dựng chiến lũy trong trận chiến lớn mà ông đã tổ chức cho những ý của mình, chẳng phải nó sẽ luôn luôn đúng hay sao, bởi nó có thể được áp dụng vào cho tất tật các sản xuất của nghệ thuật văn chương và vào cho tất tật những biến đổi mà các thời sẽ mang lại: một cuốn tiểu thuyết, ấy là tự nhiên được nhìn xuyên qua một khí chất.

Khí chất ấy có thể sở hữu những phẩm chất đa dạng nhất, và bị biến đổi theo các thời kỳ, nhưng càng có nhiều mặt nhỏ, giống lăng kính, nó sẽ càng phản chiếu nhiều khía cạnh của tự nhiên, các cảnh tượng, các vật, các ý thuộc đủ mọi loại và những người thuộc mọi dòng giống, nó sẽ càng lớn, hấp dẫn và mới.

Maupassant, Cao Việt Dũng dịch

Tags: Maupassant Cao Việt Dũng